Bách khoa

Nổi mề đay do dị ứng thời tiết và cách phòng tránh

Mề đay do tác động từ thời tiết là bệnh lý thường gặp ở rất nhiều người, việc chữa trị bệnh trong trường hợp này có khó không? “Bỏ túi” những kinh nghiệm bổ ích dưới đây sẽ là cần thiết cho mỗi chúng ta.

Triệu chứng chung khi bị dị ứng do thời tiết

Nổi mề đay do thời tiết là những bất thường biểu hiện trên da do tác động của các yếu tố nắng, mưa, lạnh, gió mùa,… qua nhiều triệu chứng khác nhau.

Tùy vào cơ địa của mỗi người mà sẽ có trường hợp chỉ bị nổi mẩn đỏ, sau đó tự khỏi; có trường hợp bệnh tiến triển nặng, kéo dài dai dẳng gây nên nhiều khó khăn, bất tiện cho người bệnh. Theo đó, chúng ta có thể nhận biết do thời tiết qua những triệu chứng:

  • Ngứa khắp người khi có sự thay đổi nhiệt độ đột ngột từ nóng sang lạnh hoặc từ lạnh sang nóng.
  • Phát ban đỏ ở một vài vùng da bất kỳ, đặc biệt là các vùng da hở kèm theo đó có thể là 1 vài triệu chứng khác như tụt huyết áp, khó thở…

mề đay phát ban

Mề đay phát ban do dị ứng thời tiết

Nhìn chung, khi có những thay đổi thất thường về thời tiết kèm theo 1 vài triệu chứng trên thì có thể bạn đang bị mề đay và cần tìm ngay phương án chữa trị an toàn, hiệu quả nhất.

Trường hợp bị nổi mề đay do thời tiết lạnh

Một vài triệu chứng nổi bật

Triệu chứng nổi mề đay bắt đầu ngay sau khi da tiếp xúc đột ngột nhiệt độ không khí hoặc nước lạnh. Đặc trưng của bệnh là các mảng sẩn đỏ trên da, đường kính từ vài mm đến vài cm hoặc bị sẩn cả mảng rất to.

Ngứa là triệu chứng điển hình nhất của bệnh: ngứa rất dữ dội, càng gãi càng ngứa, có khi bệnh nhân gãi đến chảy cả máu vẫn không đỡ ngứa. Da của bệnh nhân thường bị sẩn, phù, xuất hiện rất nhanh ở bất kỳ vùng da nào. Kích thước và hình dáng của các mảng sẩn thay đổi nhanh chóng, khi lặn đi thường không để lại dấu vết gì.

dị ứng thời tiết

Nổi mề đay do thời tiết lạnh

Các triệu chứng mề đay lạnh thường nặng hơn trong thời gian tái làm ấm da tiếp xúc. Đa số các phản ứng bệnh do lạnh xảy ra khi da tiếp xúc với nhiệt độ thấp, từ 4 - 10oC, nhưng cũng có một số người nổi mề đay với nhiệt độ ấm hơn. Điều kiện lạnh ẩm và gió có thể làm tăng nguy cơ nổi mề đay.

Triệu chứng ngứa phát ban (wheals) trên diện tích da tiếp xúc với lạnh, thường kéo dài khoảng nửa giờ gồm:

  • Sưng tay khi đang cầm nắm các vật lạnh.
  • Sưng môi khi ăn thức ăn lạnh.
  • Sưng lưỡi và họng, có thể gây khó thở do phù nề hầu họng hay đường hô hấp.
  • Bệnh nhân có thể bị bất tỉnh; nhịp tim nhanh; sưng chân tay hoặc thân mình; đau quặn bụng, nôn, tiêu chảy; phù não; khó thở cấp tính rất nguy hiểm đến tính mạng.

Phương pháp điều trị bệnh

Điều trị mề đay do lạnh gồm: tránh phơi nhiễm với nhiệt độ. Dùng thuốc ngăn ngừa và giảm bớt triệu chứng: loratadine, fexofenadine, cetirizine… Nguyên nhân vì một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn thì cần dùng thuốc điều trị bệnh nền đó như: cảm cúm, nhiễm virut, mycoplasma, viêm phổi…

Phòng tránh nổi mề đay khi trời lạnh

Chú ý giữ ấm cơ thể khi nhiệt độ thay đổi, nhất là các vùng dễ bị lạnh như mũi, cổ, tay, chân… Cẩn thận khi ra ngoài vào những ngày giá lạnh.

Những người có tiền sử nổi mề đay nên hạn chế ăn các món ăn dễ gây dị ứng như hải sản, lạc, dứa… khi trời lạnh. Các bạn cũng không nên uống rượu, bia nhiều bởi điều này cũng khiến cho các yếu tố gây nổi mề đay phát triển mạnh.

phòng tránh nổi mề đay

Hạn chế chất kích thích khi bị mề đay

Giữ vệ sinh răng miệng, đường hô hấp, mũi, hầu họng… để phòng tránh các bệnh do vi khuẩn, virus…

Khi bị nổi mề đay, chúng mình tuyệt đối không nên gãi bởi điều này có thể gây ra tình trạng xây xát, chảy máu, dẫn đến bội nhiễm da, mưng mủ và gây biến chứng nặng.

Trường hợp bị nổi mề đay do thời tiết nóng

Mùa hè là thời điểm nắng nóng nhất trong năm. Tỉ lệ người bị các chứng bệnh về da như mẩn ngứa do mề đay tăng đột biến.

Cái nắng của ngày hè khiến các tế bào hô hấp nhiều hơn, tuyến mồ hôi hoạt động “tích cực” hơn. Kéo theo đó là những tác nhân bệnh ngoài như khói bụi, nắng gắt… khiến cơ thể cảm thấy nóng, mệt. Những yếu tố đó tạo điều kiện cho dị ứng, mụn, mề đay ngoài da có cơ hội hình thành, phát triển.

nổi mề đay khi trời nóng

Mùa hè nóng bức là điều kiện thuận lợi cho căn bệnh mề đay

Bên cạnh đó, việc sử dụng quạt hơi nước hay điều hòa không đúng cách cũng là nguyên nhân không thể bỏ quá.

Cách chống ngứa do mề đay vào ngày hè nắng gắt

“Bỏ túi” các tuyệt chiêu dưới đây, vấn đề sẽ không còn quá nan giải với những ai đã và đang bị bệnh này cũng như muốn tìm kiếm một liệu pháp thích hợp cho mình…

Bổ sung nước cho cơ thể

Khi tuyến mồ hôi hoạt động tích cực thì cơ thể sẽ cần bổ sung nhiều nước để tăng sức đề kháng. Vì thế, 1,5-2 lít nước mỗi ngày sẽ phần nào giúp giảm được những cơn ngứa do mề đay.

Chế độ ăn uống lành mạnh

Càng ăn nhiều đồ cay, nóng thì các cơn ngứa do mề đay sẽ càng có thêm nhiều cơ hội để “bùng phát”. Vì thế, hãy thiết lập một chế độ ăn uống lành mạnh – tăng cường nhiều rau, củ, vitamin cần thiết bạn nhé!

Bảo vệ da đúng cách

Mề đay ngày hè thường hình thành do tác động từ thời tiết và khói, bụi xung quanh. Vì vậy, để hạn chế những cơn ngứa, một trong những điều bạn cần lưu ý là trang bị đủ “dụng cụ bảo hộ” khi ra đường, làm sao để da không phải tiếp xúc nhiều với môi trường đầy nắng gắt và bụi bẩn. Bên cạnh đó, để bảo vệ da khỏi tia cực tím, dùng kem chống nắng cũng là một giải pháp được nhiều người lựa chọn.

Sử dụng dược liệu dân gian

Những dược liệu dân gian như các loại trái cây, các cây thuốc nam quanh nhà,… cũng có thể giúp bạn hạn chế cơn ngứa hiệu quả mà không tốn kém.

lá khế giảm ngứa mề đay

Lá khế là bài thuốc dân gian hiệu quả

Nhờ đến sự hỗ trợ của y học

Cách nhanh và an tâm nhất để bạn có thể giải quyết triệt để những cơn ngứa do mề đay giữa ngày hè nắng gắt là nhờ đến sự hỗ trợ của Tây Y hay Đông y với các bài thuốc theo chỉ dẫn của y, bác sĩ. Theo đó, hãy tham khảo và lựa chọn một địa chỉ uy tín để đảm bảo rằng việc điều trị mề đay sẽ nhanh và dứt điểm.

Trên đây là những thông tin về bệnh nổi mề đay do dị ứng thời tiết bạn có thể tham khảo để phòng tránh cho bản thân mình. Nếu còn bất cứ điều gì còn thắc mắc, hãy liên hệ với nhà thuốc chúng tôi. Nơi đây bạn sẽ nhận được lời tư vấn tận tình nhất:

NHÀ THUỐC BẮC SONG HƯƠNG

Danh mục: Bách khoa Người gửi: Nhà Thuốc Bắc Song Hương