Bách khoa

Tất tần tật những thông tin cần biết về thoát vị đĩa đệm cổ

Thoát vị đĩa đệm cổ không chỉ gây nhiều khó khăn, bất tiện cho đời sống, sinh hoạt của người bệnh mà về lâu dài, nó còn là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm về xương, khớp.

Do đó, hiểu rõ và tìm kiếm phương án chữa trị kịp thời kết hợp với các bài tập hỗ trợ để đảm bảo hiệu quả hơn cho người bệnh là điều cần thiết.

Thoát vị đĩa đệm cổ là gì?

Thoát vị ở cổ là hiện tượng đĩa đệm ở giữa các đốt xương cổ bị rách, rạn nứt khiến nhân nhầy thoát ra ngoài, chèn ép vào rễ thần kinh gây đau mỏi vai gáy, cổ, đau đầu, tê bì tay.

Thoát vị ở cổ

Thoát vị ở cổ (Ảnh minh họa)

Trong 7 đốt sống cổ nói trên thì vị trí C5, C6, C7 là 3 vị trí đốt xương cuối cùng, thường chịu ảnh hưởng nặng nề nhất khi vùng cổ bị tổn thương.

Nguyên nhân

Trước kia, thoát vị ở cổ xuất hiện nhiều ở người trong độ tuổi trung niên trở đi. Tuy nhiên, những năm gần đây, bệnh đang có xu hướng “trẻ hóa”, bất cứ ai trong chúng ta – dù ở tuổi nào cũng đều có khả năng bị thoát vị ở cổ từ 1 trong những nguyên nhân sau:

  • Phần nhiều là do tuổi tác: Khi tuổi càng cao, đĩa cột sống sẽ bị mất đi 1 hàm lượng nước khiến cơ thể kém linh hoạt, các đốt sống dễ bị tổn thương từ những tác động dù nhỏ bên ngoài.
  • Thói quen sinh hoạt không lành mạnh: Nhiều người trẻ hiện nay hay ngồi học – làm việc hay ngủ sai tư thế, lười tập luyện thể dục – thể thao, ngủ không đủ giấc,… Đấy cũng là 1 trong những nhóm nguyên nhân khiến họ bị thoát vị đĩa đệm cổ.
  • Người làm việc nặng (bốc vác, vận chuyển hàng hóa) quá nhiều cũng có khả năng bị bệnh cao.
  • Bên cạnh đó, thói quen xấu trong ăn uống như dùng nhiều chất béo, chất kích thích… cũng sẽ tạo điều kiện để các đốt sống cổ giãn ra, cơ thể kém linh hoạt, về lâu dài gây thoát vị đĩa đệm cổ cũng như những bệnh lý tương tự.
  • Một nhóm khác bị thoát vị do nguyên nhân khách quan là di truyền từ người thân.

Dấu hiệu

  • Đau cột sống và đau rễ thần kinh là hai triệu chứng nổi bật nhất. Kèm theo đó còn có đau vai gáy hoặc đau cả phần cánh tay; xuất hiện triệu chứng tê vai gáy, cánh tay và đầu ngón tay.
  • Khó khăn hoặc cảm thấy đau nhức khi cúi thấp đầu, vặn lưng ra hai bên, chuyển động xoay tròn cổ.
  • Ở mức độ nặng có thể tê liệt cổ, teo tay.

Cần nhận biết thoát vị đĩa đệm cổ để chữa trị kịp thời

Cần nhận biết thoát vị ở cổ để chữa trị kịp thời (Ảnh minh họa)

Những tác hại khôn lường của thoát vị ở cổ

Nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời, bệnh có thể dẫn tới nhiều tác hại nghiêm trọng như:

  • Các dây chằng gây sức ép khiến 2 cánh tay của bạn đau nhức, tê liệt, thậm chí có thể bại liệt tay.
  • Đĩa đệm lệch khỏi vị trí trung tâm cột sống sẽ chèn ép hệ thống động mạch đốt sống thân. Từ đó gây ảnh hưởng tới hệ tuần hoàn máu, gây thiểu năng não và nhiều bệnh lý khác cho não bộ.
  • Rối loạn vận động do những cơn đau nhức dai dẳng, liên miên.
  • Bệnh ở giai đoạn nặng có thể ảnh hưởng tới toàn bộ cơ quan vận động cũng như não bộ gây bại liệt toàn thân.

Các phương pháp chữa trị

Để chữa trị thoát vị ở cổ, người bệnh có thể áp dụng 1 trong những phương pháp sau:

Ứng dụng một số mẹo dân gian

Được cho là lựa chọn vừa an toàn, vừa tiết kiệm với những ai không có đủ điều kiện về chi phí cho liệu trình điều trị tại các phòng khám, bệnh viện. Có khá nhiều cách bạn có thể thử, chẳng hạn như:

  • Phèn chua và nghệ: giã nát và đắp trực tiếp lên vị trí đau nhức.
  • Lá đu đủ và muối hột: rang muối nóng, cho vào miếng vải, đặt lá đu đủ tươi lên cột sống cổ rồi đặt túi muối lên trên để đắp nóng.
  • Hạt cải bẹ trắng và giấm: hòa hạt cải bẹ trắng và giấm, thoa lên vị trí bị thoát vị đĩa đệm, massage nhẹ nhàng để giảm đau nhanh chóng.
  • Lá mướp hương: rửa sạch lá mướp, giã với muối hột, đắp lên vùng đau nhức hàng ngày.
  • Cỏ lông trắng và cỏ hôi: rửa sạch, giã với muối, đắp trực tiếp lên vùng bị đau, dùng vải cố định để qua đêm.

Dùng mẹo dân gian chữa thoát vị đĩa đệm

Dùng mẹo dân gian chữa thoát vị (Ảnh minh họa)

Đơn giản và ít tốn kém nhưng cần nhìn nhận rằng phương pháp dân gian chỉ có thể giúp bạn giảm được cơn đau, nhức ở một thời điểm nhất định chứ về lâu dài chúng không thể chữa triệt để được bệnh.

Dùng Tây y

Một số loại thuốc Tây dùng để chữa trị là:

  • Thuốc giảm đau đơn thuần paracetamol;
  • Thuốc giảm đau chống viêm không steroid như diclofenac, meloxicam…
  • Thuốc bổ thần kinh như vitamin B1, B6, B12;
  • Các thuốc giảm đau thần kinh như neurontin;
  • Một số trường hợp đặc biệt phải dùng methylprednisolon liều cao (phải có chỉ định của bác sĩ);…

Uống thuốc Tây chữa thoát vị đĩa đệm

Uống thuốc Tây chữa thoát vị (Ảnh minh họa)

Ưu điểm của thuốc Tây là có thể giảm đau, giảm viêm nhanh chóng, thường được dùng để chữa bệnh thoát vị đĩa đệm cấp tính.

Tuy nhiên thuốc Tây tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ gây nguy hiểm cho người sử dụng như viêm loét dạ dày, suy thận, xuất huyết tiêu hóa, tăng huyết áp, tăng mỡ máu, loãng xương

Vì thế, việc sử dụng phải tuân theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Bạn nên đến các phòng khám, bệnh viện để có lộ trình chữa trị hiệu quả. Trường hợp nặng có thể nhập viện để được theo dõi kỹ hơn.

Dùng Đông y

Về thuốc Đông y, tùy vào triệu chứng mà bài thuốc dành cho mỗi người là khác nhau. Dưới đây là một số bài thuốc phổ biến:

  • Bài thuốc 1: Hương nhu 15g, vỏ bí đỏ 60g, đường đỏ 30g. Cho 3 chén nước vào sắc thành 1 chén, mỗi ngày uống 2 lần vào sáng và tối.
  • Bài thuốc 2: Cây chìa vôi 40g, cây tầm gửi 20g, cỏ ngươi 20g, cây cỏ xước 20g, dền gai 20g, lá lốt 20g. Tất cả đem sắc với 1000ml nước, sắc còn 500ml, uống 3 lần trong ngày.
  • Bài thuốc số 3: Vỏ chanh khô 1kg, ngải cứu khô 200g, vỏ bưởi khô 2 trái, tất cả đem sao vàng rồi ngâm với 2 lít rượu trắng. Ngâm trong vòng 1 tháng, mỗi bữa uống 1 đến 2 ly nhỏ.
  • Bài thuốc số 4: Đông trùng hạ thảo, sâm ngọc linh, thiên niên kiện, mỗi loại 20g. Cho tất cả nguyên liệu vào nồi đun cùng 2 lít nước trong vòng 20 phút, dùng uống hàng ngày thay cho nước lọc.
  • Bài thuốc số 5: Rễ cây cỏ trinh nữ 20g đem sao vàng rồi sắc với 2 lít nước, dùng để uống hàng ngày.
  • Bài thuốc số 6: Đậu đỏ 30g, xơ mướp 12g, hành tím 10g. Sắc cùng 600ml nước đến khi còn 300ml, ngày uống 2 lần.
  • Bài thuốc số 7: Dây mướp lấy 2 mét, đem rửa sạch rồi cắt nhỏ, sắc uống hàng ngày thay nước. Hoặc dùng rễ mướp và dây mướp sao vàng, tán nhuyễn thành bột, mỗi ngày pha 6g bột với nước ấm để uống.

Đông y có nhiều bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm cổ hiệu quả

Đông y có nhiều bài thuốc chữa thoát vị ở cổ hiệu quả (Ảnh minh họa)

Để biết đâu mới là lựa chọn tốt cho tình trạng bệnh lý của mình, bạn nên đến phòng khám Đông y uy tín để được các lương y kiểm tra và hỗ trợ.

Ngoài việc kiên trì uống thuốc Đông y, kết hợp với một số châm cứu, bấm huyệt, duy trì chế độ ăn uống – sinh hoạt lành mạnh cùng những bài tập đơn giản,…

Chữa thoát vị ở cổ bằng sóng radio cao tần

Ngoài những phương pháp kể trên thì chữa thoát bị đĩa đệm cổ bằng sóng radio cao tần là phương pháp mới nhận được nhiều sự quan tâm của mọi người.

Theo bác sĩ Võ Văn Sĩ (Trưởng khoa cột sống B Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình Tp.HCM) cho biết:

"Trước hết sẽ gây tê cho bệnh nhân, rồi sau đó đưa một điện cực rất nhỏ vào vị trí thoát vị, dùng sóng radio cao tần phá vỡ nhân nhầy và biến nó thành thể hơi, từ đó thần kinh không bị chèn ép nữa, người bệnh sẽ hết đau. Phương pháp này chỉ mất 30 phút điều trị tương ứng với chi phí 30 triệu đồng, chi phí khá cao không phải người bệnh nào cũng thực hiện được."

Chữa thoát vị đĩa đệm cổ bằng sóng radio cao tần

Dùng sóng radio cao tần (Ảnh minh họa)

Đây là kỹ thuật nội khoa với chỉ định rất hạn chế, không phải ai cũng phù hợp để điều trị hiệu quả. Vì vậy nếu bạn không phù hợp cũng như không có điều kiện kinh tế để thực hiện, hãy áp dụng những phương pháp kể trên một cách kiên trì, chịu khó, bệnh nhất định sẽ được chữa khỏi.

Món ăn hỗ trợ trị thoát vị đĩa đệm cổ

Theo kinh nghiệm của nhiều người thì phương pháp hiệu quả nhất chính là sử dụng những cách kể trên đi kèm với chế độ ăn uống khoa học và những bài tập bổ trợ.

Thế nào là chế độ ăn uống khoa học? Bệnh nhân cần có chế độ ăn riêng với những món bổ dưỡng như: canh bí hầm xương, cháo hạt sen, thịt bì xào lá lốt, thịt lợn hầm quả sung, thịt dê hầm cà rốt,.v.v.

Cụ thể hơn, dưới đây là chế độ ăn uống khoa học trong một ngày cho người bệnh thoát vị đĩa đệm:

  • Buổi sáng: uống 2 cốc nước lọc, ăn sáng nhẹ với sữa, đậu nành, hoa quả…
  • Bữa trưa: ăn các món ăn (như vừa gợi ý) kèm hoa quả để cung cấp vitamin cho cơ thể.
  • Buổi tối: nên ăn nhiều hoa quả và rau xanh, hạn chế ăn thịt bò, thịt chó, uống sữa các loại để xương khớp được khỏe mạnh.

Người bị thoát vị đĩa đệm cổ cần có một chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh

Người bị thoát vị đĩa đệm cổ cần có một chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh (Ảnh minh họa)

Ngoài thịt bò, thịt chó, người bệnh còn phải kiêng các loại thức ăn nhanh, thức ăn có nhiều dầu mỡ, tuyệt đối không sử dụng chất kích thích như thuốc lá, cà phê, rượu bia…

Kết hợp với các bài tập để đạt hiệu quả nhanh chóng

Dưới đây là 3 bài tập cơ bản mà người bệnh nào cũng nên biết để hỗ trợ cho lộ trình điều trị của mình. Hy vọng chúng sẽ phần nào giúp ích được hơn cho bạn.

Bài tập quay cổ

  • Bước 1: Tư thế chuẩn bị: Người bệnh có thể đứng thẳng hoặc ngồi trên ghế, thả lỏng toàn thân.
  • Bước 2: Thực hiện luân phiên động tác quay đầu sang phải và quay đầu sang trái nhiều lượt.

Bài tập quay cổ

Bài tập quay cổ (Ảnh minh họa)

Bài tập cuộn vai

  • Bước 1: Tư thế chuẩn bị: Ngồi thoải mái dưới sàn, 2 chân dang rộng bằng vai, thả lỏng toàn thân
  • Bước 2: Cuộn vai lên từ từ đưa về phía sau rồi trở về vị trí ban đầu sao cho chuyển động tạo thành vòng tròn.
  • Bước 3: Lặp lại động tác này nhiều lần.

Bài tập kéo cằm

  • Bước 1: Tư thế chuẩn bị: nằm ngửa trên mặt thẳng, thả lỏng người, cuộn 1 chiếc khăn mềm kê dưới gáy, dầu ngã xuống chạm với mặt sàn.
  • Bước 2: Dần kéo cằm về phía càng gần ngực càng tốt, giữ yên trong 6-10 giây.
  • Bước 3: Quay về tư thế ban đầu, thư giãn 10 giây rồi lặp lại động tác 10 đến 12 lượt/1 lần tập..

Từ những thông tin hữu ích trên, chúng tôi hy vọng sẽ hỗ trợ được người bệnh phần nào trong hành trình tìm kiếm giải pháp điều trị dứt điểm thoát vị đĩa đệm cổ. Cần được tư vấn thêm, vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC BẮC SONG HƯƠNG

Danh mục: Bách khoa Người gửi: Nhà Thuốc Bắc Song Hương