Y học
Đại cương về huyệt
Châm cứu là việc tác động lên các huyệt vị của người bệnh bằng kim châm hoặc sức nóng của ngải cứu, từ đó kích thích khí huyết lưu thông, điều hòa âm dương trong cơ thể phục vụ mục đích chữa bệnh. Châm và cứu có sự khác nhau về cách thực hiện song đều sử dụng huyệt vị giống nhau. Vậy huyệt là gì? Có mấy loại huyệt? Tác dụng của huyệt trong chữa bệnh như thế nào?... Cùng tìm hiểu trong bài viết này.
Huyệt là gì?
Có rất nhiều định nghĩa về huyệt: Huyệt được phân bố khắp phần ngoài của cơ thể, là nơi thần khí hoạt động vào ra (định nghĩa của sách Linh khu thiên Cửu châm thập nhị nguyên). Huyệt là nơi khí của tạng phủ, kinh lạc, cân cơ xương khớp tụ lại, tỏa ra ở phần ngoài của cơ thể. Huyệt là nơi tập trung cơ năng hoạt động của mỗi một tạng phủ, kinh lạc… nằm ở một vị trí cố định nào đó trên cơ thể con người.
Huyệt có mối quan hệ chặt chẽ với các hoạt động sinh lý và biểu hiện bệnh lý của cơ thể
Huyệt có mối quan hệ chặt chẽ với các hoạt động sinh lý và các biểu hiện bệnh lý của cơ thể, nó giúp việc chẩn đoán và phòng bệnh diễn ra một cách tích cực. Bằng cách kích thích huyệt (thông qua châm hoặc cứu) sẽ giúp bộ phận của nội tạng nào đó có được phản ứng, từ đó đạt được kết quả điều trị như mong muốn.
Tác dụng của huyệt trong châm cứu chữa bệnh
- Tác dụng sinh lý: huyệt có quan hệ chặt chẽ với kinh mạch và tạng phủ, việc tác động đúng huyệt sẽ giúp sinh lý con người ổn định. - Tác dụng bệnh lý: huyệt là cửa ngõ xâm lấn của các nguyên nhân gây bệnh từ bên ngoài, khi huyệt suy yếu thì cơ thể dễ mắc bệnh hơn. Đồng thời bệnh của các tạng phủ kinh lạc đều được phản ánh ở huyệt, tác động vào huyệt sẽ chữa bệnh hiệu quả. - Tác dụng chẩn đoán: dựa vào những thay đổi ở huyệt giúp chúng ta chẩn đoán được vị trí bệnh, nguyên nhân gây bệnh và hướng điều trị. - Tác dụng chữa bệnh: huyệt là nơi tiếp nhận các kích thích khác nhau, khi tác động thích hợp lên huyệt sẽ điều hòa các rối loạn bệnh lý, tái lập lại hoạt động sinh lý bình thường của cơ thể.
Tác động vào huyệt sẽ chữa được nhiều căn bệnh thường gặp
3 loại huyệt chính
Huyệt nằm trên đường kinh
- Là huyệt nằm trên 12 kinh chính và 2 mạch Nhâm, Đốc.
- Gồm các huyệt: huyệt nguyên, huyệt lạc, huyệt bối du, huyệt mộ, huyệt ngũ du, huyệt khích, huyệt hội, giao hội huyệt.
Huyệt nằm ngoài đường kinh
- Là huyệt không thuộc vào 12 kinh chính mà nó nằm bên ngoài đường kinh.
- Có hơn 200 huyệt ngoài kinh.
Huyệt ở chỗ đau
- Là huyệt không có vị trí cố định và không tồn tại mãi mãi, chúng xuất hiện ở những vị trí bị đau. - Cơ sở lý luận của việc hình thành huyệt này là nguyên lý “lấy chỗ đau làm huyệt”.
Cách gọi tên các huyệt vị châm cứu
Trên cơ thể con người có cả ngàn huyệt, ban đầu chúng không có tên, song trải qua thời gian, vị trí và tác dụng chữa bệnh mà tên của nó dần dần được xác lập. Người xưa đặt tên huyệt dựa vào đặc điểm và hiệu quả trị liệu, cho đến nay nhiều tên huyệt vẫn được giữ nguyên cái tên như ban đầu. Một số tiêu chí đặt tên huyệt như sau: - Dựa vào hình thể của sự vật: ví dụ huyệt có vị trí ở vùng hõm của cơ thể thường có tên Giải khê, Hợp cốc, Phong trì, Dũng tuyền… - Dựa vào vị trí của huyệt: huyệt trên vai sẽ có từ kiên, ví dụ như Kiên tỉnh, Kiên ngung; huyệt ở mặt ngoài và sau cơ thể sẽ mang từ dương như Dương lăng tuyền, Dương trì, Dương quan… - Dựa vào tác dụng trị liệu của huyệt: huyệt dùng để trị và phòng chống cảm cúm sẽ có từ phong như Phong trì, Phong môn; huyệt dùng để trị thị lực kém sẽ có tên huyệt Tình minh; huyệt dùng để chữa trường hợp bị câm có tên là huyệt Á môn…
Danh mục: Kỹ thuật bào chế và sinh dược học Người gửi: