Góc tư vấn: Hỏi – đáp về bệnh mề đay
Bài viết được tổng hợp từ những thắc mắc của bệnh nhân khi đến thăm khám và chữa mề đay tại Nhà thuốc Bắc Song Hương. Chúng tôi xin ghi chép lại để bạn đọc có tư liệu tham khảo.
Bệnh mề đay có nguy hiểm không?
Nhiều quan niệm cho rằng mề đay là bệnh lành tính, không nguy hiểm. Thông thường, bệnh có thể tự khỏi sau một thời gian ngắn hoặc có thể áp dụng các phương pháp dân gian tại nhà để chữa trị hiệu quả.
Biểu hiện mề đay ở nhiều vị trí trên cơ thể
Tuy nhiên, nếu bệnh kéo dài quá lâu và không thể chữa khỏi, hãy cân nhắc vì nó có thể là mề đay mãn tính.
Mề đay mãn tính hay tái phát, gây ngứa ngáy khó chịu và là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý về gan, da liễu… Nếu không thăm khám, điều trị kịp thời thì sẽ rất nguy hiểm cho sức khỏe của bạn.
Nguyên nhân gây bệnh là gì?
Có 6 nguyên nhân chính, đó là:
- Do dị ứng thức ăn, nước uống, thuốc, hóa mỹ phẩm,…
- Do thời tiết;
- Do côn trùng cắn;
- Do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể;
- Do sự suy yếu của gan;
- Do di truyền.
Mề đay do dị ứng mỹ phẩm
Độ tuổi nào dễ mắc bệnh?
Mề đay xuất hiện ở mọi lứa tuổi, phổ biến nhất là ở trẻ em và phụ nữ mang thai, sau sinh. Đây là bệnh lý phổ biến nhưng không nên chủ quan.
Tại sao phụ nữ sau sinh dễ bị mề đay?
Có 3 nguyên nhân chính:
- Sự thay đổi nội tiết tố sau sinh dẫn đến rối loạn nội tiết, ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của một số bộ phận trong cơ thể.
- Sự thay đổi trong thói quen ăn uống, sinh hoạt sau sinh (ở cữ, thường xuyên thức khuya để chăm con…).
- Nhiều chị em sau sinh có sức khỏe yếu, chất dinh dưỡng không hấp thụ ảnh hưởng đến gan, làm suy giảm miễn dịch gan hình thành chứng mề đay.
Phụ nữ sau sinh dễ bị mề đay
Phụ nữ sau sinh nên làm gì khi bị mề đay?
Chứng mề đay gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe, tâm lý của chị em sau sinh. Bên cạnh đó là lo ngại bệnh có thể ảnh hưởng đến trẻ.
Tuy nhiên, các bà mẹ cũng đừng quá lo lắng bởi đây là chứng bệnh rất hay gặp sau sinh. Và rất nhiều chị em đã thoát khỏi sự “quấy rầy” từ chúng bằng việc:
- Kiên trì áp dụng các phương pháp chữa mề đay an toàn, hiệu quả ngay tại nhà;
- Sử dụng các loại thảo dược chuyên dùng chữa mề đay cho bà bầu;
- Nhờ sự tư vấn, hỗ trợ từ y, bác sĩ có chuyên môn cao.
Bệnh có lây không?
Đây cũng là lo lắng của nhiều chị em sau sinh mắc phải bệnh này khi e ngại bệnh có thể lây sang con của mình. Đến đây, các bà mẹ có thể an tâm hoàn toàn bởi đây là một bệnh lý KHÔNG LÂY NHIỄM và cũng chưa có tài liệu nào trên thế giới cho thấy rằng mề đay có lây truyền.
Khi nào nên đến cơ sở y tế để chữa trị bệnh?
Mề đay là bệnh lý không nguy hiểm và có thể tự khỏi hoặc chữa trị tại nhà với các phương pháp dân gian đơn giản như: dùng lá khế, lá hẹ, lá tía tô,…
Nên đến cơ sở y tế để chữa mề đay khi bệnh có những dấu hiệu bất thường
Tuy nhiên, nếu trong thời gian dài bệnh không dứt điểm và hay tái phát thì bạn nên đến các cơ sở y tế để thăm khám. Đặc biệt với trẻ em, các ông bố, bà mẹ nên theo dõi thường xuyên và đưa con đến bệnh viện, phòng khám kịp thời để không dẫn tới những biến chứng khó lường.
Cẩn trọng trước chứng mề đay kéo dài ở trẻ
Chữa mề đay có tốn kém không?
Tùy theo tình trạng bệnh và phương pháp điều trị mà mức chi phí chữa mề đay sẽ khác nhau. Theo đó, bạn có thể chữa bệnh bằng cách dùng thuốc theo toa được cung cấp bởi các y, bác sĩ tại các bệnh viện, phòng khám uy tín.
Cách khác là nhờ vào Đông y ít tốn kém hơn qua những tư vấn, hướng dẫn từ các lương y. Và gần như không tốn kém khi bạn áp dụng phương pháp chữa mề đay tại nhà đối với giai đoạn nhẹ.
Để được tư vấn, giải đáp cụ thể hơn những thắc mắc về loại bệnh này, bạn đọc có thể liên hệ tới Nhà thuốc Bắc Song Hương. Tại đây, đội ngũ lương y của chúng tôi sẽ tận tình hỗ trợ!
NHÀ THUỐC BẮC SONG HƯƠNG