Bệnh mề đay: nguyên nhân, cách phòng tránh
Hiểu rõ về nguyên nhân, cách phòng tránh sẽ giúp bạn có được phương pháp chữa mề đay hiệu quả và không bị chứng bệnh này “làm phiền”. Hãy cùng tham khảo vài thông tin bổ ích dưới đây.
Mề đay là một bệnh lý hay gặp với biểu hiện ban đầu là những vùng da sần đỏ, sưng, ngứa và gây cảm giác khó chịu. Các nốt sần nổi đột ngột thành đám, chúng có thể lặn mất sau vài giờ nhưng cũng có thể là vài tháng.
Bệnh mề đay sẽ gây ngứa, nổi đỏ và xưng
Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh mề đay là một dạng dị ứng ngoài da do nhiều nguyên nhân khác nhau từ bên trong lẫn bên ngoài, bao gồm:
- Nếu gia đình bạn có người mắc bệnh mề đay thì đó có thể là nguyên nhân khiến bạn mắc phải căn bệnh này theo yếu tố di truyền.
- Cơ thể có sức đề kháng yếu nên khó chống lại các tác nhân gây bệnh mề đay trong sinh hoạt và tiếp xúc hàng ngày.
- Sự tác động của yếu tố thời tiết, khí hậu, bệnh thường xuất hiện khi thời tiết giao mùa, quá nóng hay quá lạnh, độ ẩm không khí cao, gió lạnh.
- Dị ứng với một số thuốc gây nổi mề đay: Đó có thể là thuốc uống, thuốc bôi ngoài da bao gồm: Pennicillin (đây là thuốc dễ gây ra bệnh mề đay nhất nếu cơ thể bị dị ứng), Aspirin, thuốc hạ nhiệt, các chất cản quang có chứa iod (trong chụp khi X – quang), thuốc điều trị cao huyết áp, suy tim, xương khớp, thuốc gây mê, thuốc ngủ, huyết thanh, một số loại vacin, thuốc ngừa thai… Bệnh mề đay có thể xuất hiện ngay sau lần đầu bạn dùng thuốc hoặc cách đó từ 5-10 ngày.
- Các loại ký sinh trùng trong cơ thể: Nhiễm giun kim, giun đũa, giun lươn, giun chỉ, sán… gây xuất hiện mề đay và thường tái phát nhiều lần.
- Sự tác động của yếu tố tâm lý: Căng thẳng, lo âu, stress, xúc động, gắng sức, áp lực cũng là nguyên nhân làm xuất hiện bệnh mề đay.
- Virus, vi khuẩn tồn tại trong cơ thể: Những bệnh nhân mắc bệnh viêm gan siêu vi B, C, hoặc bị nhiễm khuẩn ở các cơ quan trong cơ thể (tai, mũi, họng, hệ tiêu hóa, răng miệng, viêm xoang…) thường có nguy cơ mắc bệnh mề đay rất cao
- Cơ thể dị ứng với thức ăn, thực phẩm: Là nguyên nhân thường gặp nhất, phổ biến nhất, bao gồm: tôm, cua, sò, nghêu, ghẹ, cá biển, thịt bò, trứng, sôcôla, phô mai, các loại mắm, tương, chao, rượu, bia, đồ uống có cồn,… thức ăn chế biến sẵn chứa nhiều chất bảo quản, chất tạo màu khác, thức ăn cay nóng. Dưới đây là một số thực phẩm có thể gây ra dị ứng mà bạn có thể tham khảo.
Những loại thực phẩm dễ gây nổi mề đay
1. Sữa bò
Ở những đứa trẻ nhỏ, cơ thể còn đang phát triển, còn đang nhạy cảm thì dị ứng sữa bò xảy ra thường xuyên hơn so với người lớn. Các số liệu thống kê chỉ ra rằng 2,1% những đứa trẻ bị dị ứng với sữa bò, và 12,9% có triệu chứng dị ứng.
Cơ thể sẽ bị phát ban, nổi mẩn ngứa, mày đay (mề đay), bệnh chàm, hoặc những triệu chứng như khó thở, hen, rối loạn tiêu hóa,... sau khi uống, sử dụng sữa bò. Đặc biệt một số trường hợp, do cơ địa của cơ thể nên xảy ra hiện tượng sốc phản vệ và có thể có nguy cơ dẫn đến tử vong nếu không được cấp cứu, điều trị kịp thời.
Các nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng này là hệ miễn dịch của trẻ em chưa phân biệt được Protein có trong sữa nên nhầm lẫn là chất có hại nên cố gắng bảo vệ cơ thể, dẫn đến dị ứng da.
Sữa bò gây nổi mề đay, dị ứng da ở trẻ nhỏ
Bệnh dị ứng da, nổi mề đay, có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, da,...nếu cha mẹ các bé không có cách chữa trị xử lý kịp thời thì bệnh nổi mề đay, dị ứng da.
Vì thế, khi cho trẻ dùng sữa bò cha mẹ cần nên theo dõi để biết, phát hiện sớm các thức ăn mà con mình không nên dùng. Và theo các nghiên cứu thì có tới 10% trẻ bị dị ứng với sữa bò thì sẽ phản ứng nổi mề đay dị ứng với thịt bò, do vậy mong các bậc phụ huynh cân nhắc kỹ lưỡng mà chọn thức ăn hợp lý, đầy đủ chất dinh dưỡng cho con nhỏ.
2. Trứng
Đối với nhiều gia đình thì loại thực phần giàu đạm protein này cũng là nguyên nhân chính gây ra bệnh dị ứng, ngứa ngáy khó chịu. Tình trạng dị ứng này cũng là do phản ứng của cơ thể với các loại đạm, protein mà cơ thể cần đào thải.
Do đó, ở một số trẻ nhỏ có cơ địa dị ứng khi ăn trứng vì khi cơ thể tiếp nhận Proteine của trứng thì các kháng thể (tế bào miễn dịch) nhận ra các proteine lạ này và ra hiệu cho hệ thống miễn dịch phải giải phóng HISTAMIN và các chất phòng vệ và gây nên triệu chứng nổi mề đay, dị ứng da.
Loại dị ứng do ăn trứng thường gây ra những biểu hiện trên da như: mề đay, ngứa ngáy, viêm da, và ảnh hưởng đến tiêu hóa như: đau bụng, nôn mửa,... hoặc hơn nữa là gây sốc phản vệ, và ảnh hưởng đến hệ hô hấp như (khó thở, ho hen).
Vậy nên mọi người ai cũng cần biết những thực phẩm nào mà bản thân không nên sử dụng và nên biết chọn lọc những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và phù hợp với cơ thể.
Trứng cũng là nguyên nhân gây bệnh
3. Cá
Những con cá tuy giàu đạm nhưng vẫn là một trong những thức ăn phổ biến gây bệnh ngứa, dị ứng cơ thể.
Dị ứng cá không phải là trường hợp hiếm gặp ở xã hội ngày nay. Cá chứa thành phần Protein Parallbumin và chất parallbumin, đây là nguyên nhân khiến nhiều người bị nổi mẫn ngứa. Protein parallbumin làm cho cơ bệnh người bệnh xảy ra hiện tượng mẫn ngứa, phát ban,... toàn thân, dẫn đến sốc phản vệ.
Tránh ăn cá là lựa chọn hợp lý, đúng đắn nhất của những người bị dị ứng khi ăn cá. Cần lưu ý những bệnh nhân bị nổi phát ban, dị ứng với một loại cá có thể cũng sẽ có phản ứng với các loại các khác.
4. Tôm, cua, hải sản
Hải Sản cực kỳ giàu chất đạm, không nên ăn nếu dị ứng
Các loại hải sản tươi ngon như: tôm, cua, nghêu, sò,... thì việc từ bỏ nó không phải là dễ. Tuy nhiên một khi đã mắc căn bệnh khó chịu nhất này rồi thì việc từ bỏ là bắt buộc.
Các loại hải sản này là một trong "TOP" tác nhân, những thực phẩm dễ gây dị ứng. Khi bị dị ứng tôm cua, các loại hải sản này thì hệ miễn dịch của người bệnh cũng sẽ có những phản ứng mãnh liệt với các loại thực phẩm này: như nổi ngứa, nổi phát ban, nổi mề đay...
Hệ tiêu hóa của người bệnh sẽ gặp nhiều vấn đề như: rối loạn, táo bón, đau bụng, đi ngoài nhiều lần. Đồng thời hệ hô hấp cũng bị ảnh hưởng như: khó thở,...nhiều trường hợp ăn quá nhiều có thể gây ra sốc phản vệ.
5.Lạc (Đậu phộng)
Do thành phần protein trong đậu phộng khá cao, đây chính là nguyên nhân gây ra phát ban, mẩn ngứa, dị ứng da. Hiện tượng này hay gặp ở trẻ em, trẻ em chiếm khoảng 0.5 đến 1%, và rất ít trẻ khỏi hắn, theo thống kê, khoảng 75% các bé gặp phải hiện tượng nổi mề đay, dị ứng khi trưởng thành.
Tình trạng dị ứng đậu tương thường sẽ gây ngứa sưng ở miệng họng, buồn ói, viêm mũi, tiêu chay và hen, mẫn ngứa nổi mề đay, một số người còn có thể bị hạ huyết áp, hay khó thở, sốc. Vậy nên trong quá trình chọn lựa các loại thức ăn bạn cần nên liệt kê những loại có thể gây dị ứng để có những lựa chọn thích hợp.
Hầu hết những người biết nguyên nhân gây bệnh sẽ chữa bệnh mề đay nhanh và hiệu quả hơn những người chưa thực sự hiểu biết về bệnh nổi mề đay. Đồng thời, nếu biết được nguyên nhân bạn sẽ có ý thức trong việc phòng ngừa bệnh tốt hơn. Sau đây sẽ là một số cách phòng tránh bệnh mề đay bạn nên tham khảo.
Cách phòng tránh bệnh
Những người dễ bị mề đay thường có hệ miễn dịch yếu, cơ địa nhạy cảm. Do đó, để phòng tránh bệnh này, đặc biệt là với trẻ em, chúng ta cần lưu ý:
- Không để da tiếp xúc nhiều với nắng nóng hay khói bụi; trang bị khẩu trang, mũ, áo khi ra ngoài.
- Khi thời tiết lạnh nên mặc đủ ấm, hạn chế tiếp xúc với gió.
- Biết được cơ thể mình bị dị ứng với những thức ăn nào để tránh.
- Sử dụng thuốc trị bệnh theo chỉ dẫn của thầy thuốc, bác sĩ chuyên môn cao, không nên tự ý dùng hoặc mua ở các nhà thuốc thiếu uy tín.
- Chọn mua và sử dụng mỹ phẩm nên tham khảo những sản phẩm đến từ thương hiệu uy tín, tránh gặp phải hàng giả gây dị ứng da.
- Giữ gìn về sinh cơ thể sạch sẽ, không dùng chung đồ cá nhân.
- Đối với trẻ em, khi trẻ bị nóng, sốt kèm theo các nốt mụn trên da, không nên chủ quan cho rằng đó là chứng mề đay thông thường, hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời, phòng biến chứng xấu.
Cẩn trọng với chứng mề đay ở trẻ (Ảnh minh họa)
Hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh chúng ta có thể phòng tránh đồng thời có thể tìm cách chữa mề đay an toàn và hiệu quả. Muốn hiểu hơn về mề đay cũng như những vấn đề liên quan, bạn đọc có thể liên hệ cho chúng tôi để được tư vấn, hướng dẫn tận tình hơn:
NHÀ THUỐC BẮC SONG HƯƠNG