Y học

Học thuyết ngũ hành - Định nghĩa và nội dung

Với vai trò quan trọng của học thuyết ngũ hành trong rất nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau, viện nghiên cứu, ứng dụng cũng như phát triển rất được chú trọng. Đối với những người ứng dụng chuyên sâu, đây sẽ là một thế giới kiến thức bất tận, còn với những người muốn hiểu về học thuyết để tuân thủ đúng thì dưới đây sẽ là một vài thông tin vô cùng bổ ích.

I. ĐỊNH NGHĨA HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH

Học thuyết ngũ hành là học thuyết âm dương, liên hệ cụ thể hơn trong việc quan sát, quy nạp và sự liên quan của các sự vật trong thiên nhiên. Trong y học, học thuyết ngũ hành được ứng dụng để quan sát quy nạp và nêu lên sự tương quan trong hoạt động sinh lý, bệnh lý các tạng phủ:Để chẩn đoán bệnh tậtĐể tìm tính năng và tác dụng của thuốcĐể tiến hành công tác bào chế thuốc men

II. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH

1. Ngũ hành là gì? Người xưa thấy có 5 loại vật chất chính: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ và đem các hiện tượng trong thiên nhiên vào trong cơ thể con người và xếp theo 5 loại vật chất trên gọi là ngũ hành. Ngũ hành còn có ý nghĩa nữa là sự vận động, chuyển hóa các vật chất trong thiên nhiên và của tạng phủ trong cơ thể.2. Sự quy nạp của ngũ hành trong thiên nhiên và trong cơ thể con người STT Ngũ hànhMộcHỏaThổKimThủy1Ngũ TạngCanTâmTỳPhếThận2Ngũ PhủĐởmTiểu trườngVịĐại trườngBàng quang3Ngũ thểCânMạchThịt (nhục)Da lôngXương tủy4Ngũ quanMắtLưỡiMiệngMũiTai5Ngũ chíGiậnMừngLoBuồnSợ6Ngũ chấtGỗLửaĐấtKim loạiNước7Ngũ sắcXanhĐỏVàngTrắngĐen8NgũVịChuaĐắngNgọtCayMặn9Ngũ thời (mùa)XuânHạCuối hạThuĐông10Ngũ PhươngĐôngNamTrung ươngTâyBắc Trong điều kiện bình thường (sinh lý): Vật chất trong thiên nhiên và các loại hoạt động của cơ thể liên quan mật thiết với nhau, thúc đẩy nhau để vận động không ngừng bằng cách tương sinh (hành nọ sịnh hành kia, tạng nọ sinh tạng kia) hoặc chế ước lẫn nhau để giữ được thế quân bình bằng cách tương khắc (hành này hoặc tạng này chế ước hành hoặc tạng kia)3. Các quy luật hoạt động của ngũ hành.a. Quy luật tương sinh:Ngũ hành tương sinh là chỉ mối quan hệ sinh ra nhau một cách thứ tự, thúc đẩy nhau phát triển của thủy, hỏa, mộc, kim, thổ. Thứ tự tương sinh là: mộc sinh hỏa, hỏa sinh thổ, thổ sinh kim, kim sinh thủy, thủy sinh mộc. Sự tương sinh này cư lặp lại không ngừng. nếu đứng từ một hành mà nói thì sinh ra nó được gọi là “mẹ”, do nó sinh ra được gọi là “con”.Trong cơ thể con người: can mộc sinh tâm hỏa, tâm hỏa sinh tỳ thổ, tỳ thổ sinh phế kim, phế kim sinh thận thủy, thận thủy sinh can mộc.b. Quy luật tương khắc:Ngũ hành tương khắc là chỉ mối quan hệ lần lượt ức chế lẫn nhau của thủy, hỏa, mộc, kim, thổ. Thứ tự của tương khắc là: mộc khắc thổ, thổ khắc thủy, thủy khắc hỏa, hỏa khắc kim, kim khắc mộc. Quá trình tương khắc này cũng tuần hoàn không ngừng.Trong cơ thể con người: can mộc khăc tỳ thổ; tỳ thổ khắc thận thủy; thận thủy khắc tâm hỏa; tâm hỏa khắc phế kim; phế kim khắc can mộcc. Trong điều kiện bất thường hay bệnh lý: Có hiện tượng hành nọ hay tạng nọ khắc hành kia tạng kia quá mạnh mà sinh ra bệnh gọi là tương thừa; hoặc hành nọ tạng nọ không khắc được hành kia tạng kia gọi là tương vũ- VD về tương thừa: bình thường can mộc khắc tỳ thổ, nếu can khắc tỳ quá mạnh gây các hiện tượng như đau vùng thượng vị (dạ dầy), đi ngoài nhiều lần (ỉa chảy do TK), khi chữa phải chữa bình can (hạ hưng phấn của can) và kiện tỳ (tăng chức năng kiện vận của tỳ).– VD về tương vũ: bình thường tỳ thổ khắc thận thủy, nếu tỳ hư không khăc được thận thủy sẽ gây: ứ nước (bệnh ỉa chảy kéo dài) gây phù dinh dưỡng, khi chữa phải kiện tỳ và lợi niệu (để làm mất phù thũng). Thông qua những nội dung căn bản trên, thuyết ngũ hành được các nhà khoa học, nghiên cứu chuyên sâu nhằm đưa ra những điều mới, có ích cho chon người. Y học cổ truyền cũng dựa vào đó mà ngày càng phát triển tốt hơn, có khả năng chữa trị đa dạng các loại bệnh, thậm chí bắt kịp hoặc đi trước y học hiện đại.

Danh mục: Y học cổ truyền dân tộc Người gửi: Nhà Thuốc Bắc Song Hương